6 bài học về quản lý từ Trò chơi Vương quyền – Games of Thrones

Làm thế nào đối phó với các phản hồi tiêu cực trên mạng xã hội?
15/08/2017
17 hình ảnh trẻ em trên khắp thế giới đến trường cực kỳ gian nan và nguy hiểm
25/08/2017
Làm thế nào đối phó với các phản hồi tiêu cực trên mạng xã hội?
15/08/2017
17 hình ảnh trẻ em trên khắp thế giới đến trường cực kỳ gian nan và nguy hiểm
25/08/2017

Games of Thrones – tựa đề tiếng Việt dịch là Trò chơi Vương quyền – là một series ăn khách bậc nhất và luôn đạt rating cao dần theo mỗi mùa phim của hãng HBO.
Một trong những nhân vật làm khán giả say mê chính là Jon Snow. Jon Snow mang trong mình nửa dòng máu thiêng của họ nhà rồng, dù danh phận là đứa con hoang của Eddard Stark.
Dù là câu chuyện giả tưởng A Song of Ice and Fire của George R.R. Martin, nhưng tính hiện đại mà khán giả có thể tìm thấy nơi đó những bài học giá trị về phận người, về các mưu mô, toan tính. Trang Entrepreneur đã lọc ra 6 bài học quản lý từ nhân vật thú vị Jon Snow.

1. Luôn đánh giá cao đội mình

Trong mùa chiếu phim sau cùng, Jon được Davos, Sansa và các Gia tộc miền Bắc (Northern Houses) đồng hành, giúp họ sống sót qua các tháng mùa đông. Jon có lẽ đã không vượt qua được thử thách này nếu không nhờ đội của anh, một bài học giá trị cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào.
Chìa khóa để trở thành CEO hay quản lý một công ty là đánh giá cao nhân viên của mình. Có lẽ biết nhưng cần thực hiện nó để biến điều mình biết thành hiện thực.
Chuyên gia về tương quan xã hội John Hall, nhận xét: “Các mối quan hệ giống như gia vị ketchup trong bánh mì, quan trọng bạn có cần nó hay không.”
2. Liên minh cách thông minh

Hẳn không ai mong đợi hay muốn Jon Snow để đội quân Người lang thang (Wildings) vượt tường thành nhưng Jon biết rõ mùa đông sắp đến và anh không thể giữ thành Winterfell an toàn trước Vua Bóng Đêm (Night’s King). Vì thế anh quyết định ngăn đội quân Bóng Trắng (White Walkers) gia tăng quân số bằng cách để mọi người gia nhập với nhóm Người lang thang.
Trong quản trị, đôi khi, những liên minh bất ngờ nhất lại là những liên minh khoan ngoan nhất. Là CEO hoặc là thanh viên ban quản trị, bạn phải làm những tốt nhất cho công ty và đội ngũ của bạn. Hãy hợp tác bất cứ với ai đem lại giá trị cho công ty của bạn.
3. Khích lệ thành viên cùng đạt mục tiêu chung
Mục tiêu tối hậu của Jon là cứu miền Bắc, cũng như bạn bè, gia đình và những bầy tôi trung thành của anh ta. Anh muốn mọi người đồng lòng cho một mục tiêu chung: an toàn trong cuộc chiến chống lại Vua Bóng Đêm và những tháng mùa đông lạnh cắt da cắt thịt.
Cảm thức về đam mê và động cơ là điều mà mọi CEO cần phải có và luôn nuôi dưỡng. Nếu bạn là CEO của một công ty, bạn cần chia sẻ đam mê của bạn với đội ngũ của mình để khích lệ họ hướng đến mục tiêu bạn đã đề ra. Bạn cũng đừng quên có mối tương quan thân thiết với những người thân cận, những người nâng đỡ chính bạn.
4. Luôn biết kiểm soát
Kiểm soát mọi sự trong bàn tay của minh và điều hành mọi sự cách trơn tru luôn làm đau đầu chính các CEO. Nếu bạn mất kiểm soát chính bạn, bạn sẽ mất kiểm soát công ty của bạn.
Trong Trò chơi Vương quyền, khi Janos Slynt bất phục tùng mình, chính tay Jon Snow đã hạ thủ Janos, nhằm xác định mình là người lãnh đạo mọi thứ.
Trong thế giới thực và trong kinh doanh, kiểm soát cách nào đó không khác mấy – có điều bạn không được quyền chém đầu ai thôi.
5. Luôn biết nuôi cảm xúc nhân văn

Hãy học kiểm soát bản thân bằng chính cảm xúc nhân văn. Nhiều tập trong Trò chơi Vương quyền hé lộ góc cạnh cảm thông của Jon. Chính Jon là người duy nhất chở che Sam. Anh cũng tha cho Ygritte thay vì giết cô trong trận chiến giữa Người lang thang và Kẻ canh giữ. Sau cùng, anh tha cho Mance Rayder thay vì để anh ta bị thiêu chết.
Là nhà lãnh đạo, bạn phải tìm cách cân bằng giữa kiểm soát và sự cảm thông, học cách thể hiện đúng nơi, đúng chỗ. Mặc dù ở vị trí đầy quyền lực, bạn đừng quên quyền lực có thể tha hóa chính bạn.
6. Đừng bao giờ ngừng học hỏi
Jone được bầu làm Sỹ quan cấp cao của Đội quân canh giữ bóng đêm nhưng vẫn đủ tự tin để nhờ giúp đỡ hoặc xin tham vấn. Anh không xấu hổ khi làm theo lời khuyên nếu anh thấy nó có lợi cho tình huống.
CEO không có nghĩa là biết mọi sự. Là CEO, vì được trả lương cao hơn, ở vị trí cao hơn không có nghĩa bàn trở chuyên gia cho mọi lãnh vực của công ty bạn đang quản lý, hay công ty của chính bạn. Chẳng hạn, nếu bạn là chuyên gia về tài chính nhưng không rành IT, đừng ngại khi tham vấn bộ phận IT để cho lời khuyên.
Sau cùng…
Bạn cần nhớ bạn là ai, bạn đang đứng ở đâu. Để biết kết nối với đội ngũ của bạn, hãy là chính mình. Hãy hiểu điểm mạnh và điểm yếu củ bạn. Từ đó, bạn mới có thể xây dựng một đội ngũ đúng nghĩa và khích lệ họ cùng hướng về mục tiêu chung của công ty: thành công.

 

Hoàng Nguyễn chuyển ngữ

Admin
Nơi chia sẻ những bài viết hay từ các trang báo nước ngoài, được lược dịch nhằm đem lại cho độc giả Việt nguồn cảm hứng sống cao thượng, sống nhân nghĩa. Đó là tôn chỉ của blog này. Trân trọng, Hoàng Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *