Làm thế nào đối phó với các phản hồi tiêu cực trên mạng xã hội?

2 sinh viên, 1 bộ phim hoạt hình, 59 giải thưởng và công việc tại Disney
13/08/2017
6 bài học về quản lý từ Trò chơi Vương quyền – Games of Thrones
18/08/2017
2 sinh viên, 1 bộ phim hoạt hình, 59 giải thưởng và công việc tại Disney
13/08/2017
6 bài học về quản lý từ Trò chơi Vương quyền – Games of Thrones
18/08/2017

“Bạn có thể làm hài lòng một vài người mọi lúc, bạn có thể làm hài lòng mọi người đôi lúc, nhưng bạn không thể làm hài lòng mọi người mọi lúc.”

John Lydgate, tu sỹ, nhà thơ sinh năm 1370 tại Anh.

 

Một trong những lý do tại sao người ta không muốn “chường mặt” và đăng các bài viết lên mạng xã hội vì họ không muốn phải đối mặt với các phản hồi tiêu cực khó tránh khỏi.

Nói chung, phần lớn các phản hồi nhận được đều mang tính khích lệ và tôi biết ơn những phản hồi kiểu như “Cố lên! Anh đang làm tốt lắm đó!” thực sự đem lại cho tôi niềm khích lệ để tiếp tục viết.

Tuy nhiên vẫn có những phản hồi tiêu cực đến đau lòng.

Thật đúng như câu nói của nhà thơ cách đây gần 650 năm về mạng xã hội.

Thật vậy, việc đối phó với các phản hồi tiêu cực không dễ như tôi tưởng. Trong nhà trường chúng ta cùng học đọc, viết và học tính toán nhưng đối phó với phản hồi từ mạng xã hội thì mỗi cá nhân cần tự mình học lấy bài học riêng mình.

Lần đầu tiên tôi nhận được phản hồi tiêu cực từ một “tài khoản ẩn danh” mang tính tấn công cá nhân hơn là từ góc nhìn chuyên nghiệp. Tôi đề cập chuyện này với gia đình và mọi người khuyên tôi “đừng bận tâm làm gì”. Nhưng tôi không thể. Nó thực sự tác động đến tôi. Từ đó, tôi muốn tìm hiểu xem cách mọi người phản ứng ra sao trước phản hồi tiêu cực. Tôi phỏng vấn nhiều người, ghi lại những câu trả lời của họ và rút tỉa ra bài học.

Dễ thường có ba cách chính người ta đối phó với phản hồi tiêu cực. Tôi lấy một ví dụ cho mỗi cách nhé.

Cách thứ nhất: Cùng chơi trò chơi với các phản hồi

Tôi nói chuyện với một diễn giả nổi tiếng và hỏi ông ta làm thế nào đối phó với sự tiêu cực. Ông ta giải thích có ba loại độc giả cho mỗi bài ông viết: 1/3 độc giả sẽ yêu thích câu chuyện của ông, 1/3 độc giả sẽ ghét và cuối cùng 1/3 độc giả sẽ chẳng đoái hoài. Ông giải thích cho tôi không nên nỗ lực đạt được 100% độc giả thích những gì tôi viết, thay vào đó, tôi nên chia độc giả theo như cách ông nói để đạt sự quan tâm độc giả tối đa. “Hãy nắm lấy và chơi trò chơi với các phản hồi”, ông ta nói với tôi bằng nụ cười.

Tôi nhận ra ông ta là cao thủ sử dụng mạng xã hội. Mục tiêu là khuyến khích cả mặt tiêu cực lẫn tích cực của cuộc tranh luận để nói trực tiếp với mỗi bên và tránh xa loại vô cảm. Nếu có sự đối thoại giữa hai mặt của sự phản hồi, tự thân câu chuyện được kể sẽ tiếp tục gây hưng thú.

Tuy nhiên, đối với tôi, cách này không phù hợp, tôi tiếp tục tìm cách khác.

Cách thứ hai: Điều gì không giết được bạn sẽ làm bạn mạnh hơn

Tôi có dịp trao đổi với một người có lượng like trên LinkedIn đạt trung bình 100.000 lượt cho mỗi bài viết của ông. Bài viết của ông luôn là các chủ đề gây hứng thú và thường là khuyến khích người khác làm việc tốt hơn. Tôi hỏi ông nếu ông gặp một vài phản hồi tiêu cực, ông sẽ làm gì. Ông cười và nói, tất cả các phản hồi, cho dù là tiêu cực luôn tốt. “Anh sẽ nên mạnh mẽ hơn thôi”, ông giải thích với tôi vẫn bằng một nụ cười và trích dẫn câu nói nổi tiếng của Fried Nietzsche,

“Điều gì không giết được bạn sẽ làm bạn mạnh hơn”.

Nhưng cách này cũng chẳng phù hợp với tôi, và tôi tiếp tục tìm kiếm.

Cách thứ ba: Yêu người thân cận

Vì cả hai cách trên đều không phù hợp với tôi, nên tôi tiếp tục tìm cách khác. Đồng thời, tôi liên hệ với những người hay có phản hồi tiêu cực đối với các bài viết của tôi trên mạng xã hội, và mời họ uống cà phê với tôi. Tôi cho rằng tôi có thể hiểu được một người khi họ không tự vệ dù bước đầu họ không chấp nhận quan điểm của tôi. Với chút khích lệ họ đồng ý gặp tôi và một tuần sau chúng tôi cùng uống cà phê, trong tư thế diện đối diện với người chắc chắn không phải là người cùng phe.

Tại một quán cà phê đông người uống và mùi cà phê thơm nồng khiến tôi ấm lòng trong buổi sáng lạnh. Tôi cố gắng nở nụ cười thân thiện.

Người “chống tôi” trông có vẻ thoải mái và mạnh mẽ. Cuộc nói chuyện đi vào các đề tài tôi viết. Tôi trông giống như cậu học sinh hư đang ngồi trong phòng thầy hiệu trưởng. Trong tâm khảm, tôi muốn hét lên để cho người này hiểu rằng họ chưa hiểu ý tôi. Nhưng tôi không làm thế. Tôi ngồi lặng thinh và lắng nghe ý kiến trái chiều. Chẳng dễ gì. Đau đớn là đằng khác.

60 phút trôi qua khó khăn. Tôi cám ơn người đó đã dành thời gian đến gặp tôi. Tôi tóm lại ý kiến trái chiều của họ để cho họ thấy tôi đang lắng nghe họ. Sau đó, tôi đứng dậy và ra về.

Trong khi buổi gặp mặt đem lại cảm giác kinh khủng thì tôi cũng hiểu rằng nó khiến tôi trưởng thành và kết nối với người đó. Bước đầu tiên của sự kết nối.

Leo Rolstoy từng nói

“Đời sống yên tĩnh, tách biệt nơi miền quê, giúp đỡ cho những ai dễ dàng làm điều tốt và những ai chưa quen làm điều tốt; làm điều mà người khác hy vọng cách nào đó sẽ hữu ích cho họ, rồi nghỉ ngơi, thiên nhiên, đọc sách, nghe nhạc, yêu người thân cận – đối với tôi đó là hạnh phúc”.

_________________________________________

Tôi cho rằng nếu John Lydfate và Leo tolstoy sống trong thời đại ngay ngay và nếu cả hai đều có bạn trên mạng xã hội, tôi nghĩ John sẽ viết lại câu nói nổi tiếng của mình như sau: “bạn không thể nhận Like từ tất cả bạn bè đối với tất cả Bài viết của bạn”; còn Leo sẽ muốn “Yêu tất cả Bài viết của tất cả Bạn bè của mình mọi lúc”.

Tóm lại: không có cách nào đúng hay sai, chỉ có phù hợp với bạn hay không khi chọn lựa cách đối phó với các phản hồi tiêu cực trên mạng xã hội. Nhưng tôi mong một trong ba cách trên sẽ giúp và khuyến khích bạn viết tiếp.

 

Hoàng Nguyễn dịch theo ý của Timothy Whitfield, giám đốc điều hành kỹ thuật của GroupM

Admin
Nơi chia sẻ những bài viết hay từ các trang báo nước ngoài, được lược dịch nhằm đem lại cho độc giả Việt nguồn cảm hứng sống cao thượng, sống nhân nghĩa. Đó là tôn chỉ của blog này. Trân trọng, Hoàng Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *